Clip Sốc: Tâm sự cô gái lần đầu kể chuyện mất “Zin” cực hay và lôi cuốn
Clip Sốc: Tâm sự cô gái lần đầu kể chuyện mất “Zin” cực hay và lôi cuốn
Gái xinh kể chuyện lần đầu lên đỉ.nh. Trong thời buổi hiện nay chuyện sự trong trắng của người phụ nữ hiện nay được nghĩ thoát hơn. Trước đây, chuyện tri.nh tiết của người con gái rất được xem trọng.Dưới góc nhìn của giới trẻ, “chữ trinh” kia vẫn rất cần nhưng cần về phạm trù đạo đức hơn là về phạm trù sinh học.
Tự do yêu đương, tự do trong vấn đề tình dục trước hôn nhân của xu hướng sống thử trong giới trẻ hiện nay đã phần nào khiến quan niệm về vấn đề trinh tiết của người con gái trở nên thoáng hơn trong thời hiện đại.
Chấp nhận bạn đời không còn “Zin” nếu yêu nhau thật lòng
Clip cô gái kể lại kỷ niêm lần đầu của mình
Công trình nghiên cứu “Tìm hiểu quan niệm về trinh tiết dưới góc độ giới của sinh viên” của tác giả Nguyễn Hằng Nguyệt Vân (Đại học Y tế công cộng) cho thấy: “Sau khi tiến hành một cuộc khảo sát trên mạng xã hội với 426 lượt là sinh viên (trong đó nam sinh viên chiếm 53%, nữ sinh viên chiếm 47%) về vấn đề trinh tiết thì có tới 80% chấp nhận bạn đời sau này không còn trinh tiết nếu đó là tình yêu thật sự và 42 % đánh giá phụ nữ không còn trinh tiết là điều bình thường trong xã hội hiện nay “.
Theo Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 2) thì VTN/TN có quan niệm cởi mở hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân (QHTD THN), đặc biệt ở những nhóm tuổi cao hơn, ở nam giới, và ở những người sống ở đô thị. 9,5% VTN/TN ở SAVY 2 cho biết họ đã từng có QHTD THN (so với 7,6% ở SAVY 1).
“Vòng kim cô trinh tiết” vẫn vô hình trói buộc
Mặc dù luồng tư tưởng cho rằng cần giải phóng sự nặng nề trong quan niệm trinh tiết đang có xu hướng thoáng lên nhiều, nhưng vẫn còn có không ít bạn trẻ cho rằng trinh tiết cần được giữ gìn. Điều đáng quan tâm là dù giới trẻ nhìn nhận thoáng hơn về vấn đề này nhưng thực tế trong đời sống hôn nhân, chuyện trinh tiết vẫn tồn tại như “vòng kim cô” vô hình đối với không ít cặp vợ chồng.
Cũng từ nghiên cứu “Tìm hiểu quan niệm về trinh tiết dưới góc độ giới của sinh viên” cho thấy: Qua khảo sát thì vấn đề giữ gìn trinh tiết không chỉ dành riêng cho nữ giới, có tới 64% ý kiến sinh viên tham gia khảo sát cho rằng nam giới cần giữ “trinh tiết”.
Một minh chứng nữa là khi dịch vụ phục hồi (vá) màng trinh xuất hiện, tốc độ tìm hiểu về dịch vụ này ngay lập tức nhanh chóng gia tăng. Biểu đồ thể hiện số kết quả tìm kiếm với từ khoá “vá màng trinh” theo từng năm trên Google tăng lên gấp nhiều lần. Như vậy, rõ ràng giới trẻ không còn quá chú trọng việc giữ gìn khi yêu và sống thử. Nhưng định kiến lâu đời ăn sâu trong tiềm thức của mọi người về phạm trù đạo đức đối với chiếc màng trinh nguyên vẹn vẫn khiến cho vấn đề này vẫn bị trói chặt.
Với vấn đề này, xã hội phương Tây đã có sự trải nghiệm. Sau 20 năm trải nghiệm từ cuộc cách mạng tình dục, giải phóng giá trị trinh tiết, kết quả thu lại là giá trị đạo đức truyền thống bị suy mòn, tỷ lệ ly hôn tăng nhanh, các giá trị gia đình lỏng lẻo, nòi giống tương lai trở nên báo động. Trước tình hình đó, vấn đề trinh tiết được xã hội phương Tây bắt đầu được nhìn nhận lại, giá trị trinh tiết được tôn vinh trở lại.
Như vậy trong vấn đề “trinh tiết”, dù “cởi” hay “trói”, ở khía cạnh nào cũng có tính hai mặt. Nó đòi hỏi xã hội cũng như giới trẻ cần có cách ứng xử thích hợp để không làm lung lay giá trị đạo đức gia đình và hạnh phúc hôn nhân. Và hơn hết, trong vấn đề này cần có sự bình đẳng giữa hai giới. Coi trọng hay bình thường hóa, là quy chuẩn đạo đức hay không cũng cần được hai giới nhìn nhận như nhau, không nên quy trách nhiệm và đổ lỗi cho nữ giới toàn bộ, trong khi nam giới góp phần quyết định và định đoạt điều đó.
Theo 13hit.net